Tôm giảm ăn, bỏ ăn do nguyên nhân gì?

Thứ sáu - 11/11/2016 15:49

Trong suốt quá trình nuôi, quản lý việc cho tôm ăn rất quan trọng, khi tôm bỏ ăn, giảm ăn thì rất có thể chúng đã nhiễm bệnh hoặc các yếu tố môi trường trong ao biến động như: Oxy hòa tan, pH, nhiệt đội,...

Các nguyên nhân làm tôm giảm ăn, bỏ ăn

- Oxy hòa tan: hàm lượng Oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng đến sức ăn của tôm, khi hàm lượng Oxy hòa tan thấp tôm sẽ giảm ăn và thâm chí bỏ ăn khi Oxy hòa tan <2ppm.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp trong ao nuôi khoảng 20-30oC, khi nhiệt độ giảm thấp hoặc tăng quá cao một cách đột ngột tôm sẽ giảm ăn, thậm chí bỏ ăn hoàn toàn.

- Tôm bị bệnh: khi tôm mắc các bệnh như teo gan, bệnh đường ruột phân trắng, phân đứt khúc, bệnh đóng rong,... thì tôm cũng sẽ giảm ăn, bỏ ăn.

- Các yếu tố khác như tôm lột xác, ao nuôi thiếu khoáng, hàm lượng khí độc cao cũng sẽ gây ức chế làm tôm giảm ăn.

Cho tôm ăn hiệu quả như thế nào?

- Đầu tiên cần phải nói đến đó là thức ăn, thức ăn phải có khả năng dẫn dụ, kích thích tôm bắt mồi tốt, từ đó giúp cho việc sử dụng thức ăn của tôm được tốt hơn tránh tình trạng dư thừa làm ô nhiễm nước ao nuôi. Chính vì vai trò quan trọng của thức ăn bà con cần chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn chất lượng: kích thước, màu sắc, hình dạng đồng đều, ít bụi, bề ngoài mịn, mùi thơm hấp dẫn, lâu tan trong nước, phải thu hút tôm bắt mồi.

- Cho ăn tùy theo điều kiện môi trường của ao nuôi, cần quan tâm đặc biệt đến yếu tố Oxy hòa tan và nhiệt độ trong ao: Khi đo nồng độ Oxy thấp hơn 4ppm thì nên cắt giảm lượng thức ăn, dùng quạt nước và máy sục để tăng Oxy lên mức > 4ppm giúp tôm ăn bình thường. Nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của tôm 28-30 độ C, khi nhiệt độ giảm 2 độ C thì cần giảm lượng thức ăn cho tôm khoảng 30% so với lượng thức ăn trung bình. Nên chờ ánh sáng mặt trờ chiếu xuống ao để nhiệt độ và Oxy hòa tan đảm bảo rồi mới cho tôm ăn sẽ hiệu quả hơn.

- Vào mùa lạnh tôm ăn yếu cho nhiệt độ xuống thấp, vì thế để không dư thừa thức ăn nên cắt giảm lượng thức ăn và kéo dài giữa các lần cho ăn trong ngày.

quan sat tom an de dieu chinh

Theo dõi nhá thường xuyên để biết tình hình tôm ăn và điều chỉnh cho hiệu quả

* Bảng quản lý cho ăn tùy theo từng trường hợp bà con có thể tham khảo:

TT

Trường hợp

Tỉ lệ % so với xuất ăn bình thường

1

Mưa trong thời gian cho ăn

50% hoặc đợi sau khi hết mưa

2

Tảo phát triển dày đặc

70% trong 3 ngày hoặc cho đến khi tảo giảm

3

Tôm đang lột xác (pH = 8 - 9)

30% vào buổi chiều, 50% vào buổi tối và 110% vào buổi sáng

4

Tôm đang lột xác (pH < 8)

80 - 90%

5

Trời có gió nhiều

60%

6

Tảo tàn

50% cho đến khi môi trường được làm sạch bằng quạt khí mạnh và sử dụng vi sinh tốt

7

Thay nước ít (các thông số môi trường có sự khác biệt nhỏ)

80% cho 2 bữa ăn

8

Thay nước nhiều (các thông số môi trường có sự biến đổi lớn)

50% trong 1 ngày

9

Sử dụng một vài hoá chất

0% cho 1 bữa ăn (nhịn ăn 1 bữa)

10

Oxy thấp và tôm nổi đầu vào buổi sáng

0% trong 1 ngày

11

Có xuất hiện khí độc

60 - 70% cho đến khi khí độc giảm

12

Thời tiết thay đổi lớn

70 - 80% cho đến khi thời tiết ổn định

13

Nhiệt độ nước ở 22oC hoặc 35oC

Ngưng cho ăn đến khi nhiệt độ nước phù hợp

- Ngoài ra để giúp tôm tăng đề kháng và tiêu hóa tốt thức ăn bà con có thể trộn các loại men tiêu hóa, Vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm. Bà con có thể tham khảo sản phẩm men tiêu hóa cao cấp ENZYME của Nhật Hùng, ENZYME giúp tôm tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, ngừa các bệnh đường ruột như phân trắng, phân lỏng, phân đứt khúc, ngừa bệnh chết sớm EMS; Giúp nở đường ruột 3 ngày sau khi cho ăn.

Chúc quý bà con cho tôm ăn hiệu quả và có vụ nuôi thắng lợi!

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công ty TNHH Nhật Hùng

GPDKKD số 1801092452 do Sở KH & ĐT Cần Thơ Cấp 09/12/2009

Địa Chỉ: Q34, KĐT Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Email: nhathungcompanyltd@gmail.com

ĐT: 02923.600.131 - 3.737.168 - FAX: 02923.737.167