Nuôi tôm trong mùa mưa gặp phải rất nhiều vấn đề như nhiệt độ, độ mặn, pH,…giảm đột ngột làm tôm dễ bị sốc giảm tỷ lệ sống, ngoài ra dịch bệnh cũng dễ dàng bùng phát vào mùa mưa gây thiệt hại nghiêm trọng
Ảnh minh họa - Nuôi tôm mùa mưa
Để nuôi tôm trong mùa mưa thành công trong mùa mưa người nuôi cần phải nắm rõ các vấn đề có thể xảy ra đối với ao tôm, từ đó có cách xử lý kịp thời mang tránh gây thiệt hại, dưới đây là một số vấn đề bà con cần lưu ý khi nuôi tôm vào mùa mưa:
Một số vấn đề cần lưu ý khi nuôi tôm trong mùa mưa
1. Độ mặn trong ao nuôi
- Trước khi thả giống nên đo độ mặn của ao tôm từ đó thông báo cho trại giống để họ có thể điểu chỉnh độ mặn sao cho tôm giống thích nghi với độ mặn trong ao.
- Nếu mưa lớn xảy ra làm mực nước ao dâng cao thì cần xã bỏ tầng nước trên bề mặt để tránh độ mặn trong ao giảm đột ngột làm tôm bị sốc giảm tỷ lệ sống.
2. Quản lý địch hại trước khi thả giống
- Trước khi thả giống nên tiêu diệt các loài cá vây mềm, tôm đất,…có trong ao nuôi, vì chúng phát triển rất nhanh vào mùa mưa và có thể trở thành vật chủ trung gian mang mầm bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi.
3. Chọn thời điểm thả giống
- Nên chọn thả giống vào buổi sáng sớm vì mưa thường xảy ra vào buổi trưa và chiều, mưa rửa trôi phèn trong bờ ao sẽ tăng tính acid trong nước làm tôm chết, do tôm giống lúc mới thả còn rất yếu và chưa thích nghi với môi trường trong ao nuôi.
- Bón vôi CaCO3 thường xuyên quanh bờ ao để hạn chế phèn làm tăng tính acid trong nước ao sẽ làm tăng tỷ lệ sống khi thả giống.
4. Tôm bị nổi đầu do khí độc sau mưa
- Ở những ao nuôi quá sâu ít có sự lưu thông nước, ao bị nhiễm phèn thường sau khi mưa sẽ có hiện tượng tôm nổi đầu. Nguyên nhân chính là do phèn bị rửa trôi làm giảm pH trong nước, H2S ở đáy ao sẽ độc hơn làm tôm suy yếu và nổi lên mặt nước.
- Để giải quyết vấn đề này người nuôi cần tháo bỏ tầng nước đáy áo, hòa vôi tạt đều khắp ao để nâng pH lên trên 7.5. Bên cạnh đó cần giảm bớt lượng thức ăn cho đến khi quan sát thấy tôm trong vó bình thường thì tăng trở lại.
5. Ao bị mất tảo sau mưa
- Do độ kiềm và CO2 thay đổi nhanh chóng khi trời mưa nên có thể làm giảm đột ngột mật độ tảo trong ao nuôi, tình trạng này thường gặp ở ao nuôi nằm trong vùng đất cát và vùng nhiễm phèn.
- Giải quyết vấn đề này người nuôi cần phải gây màu nước lại hoặc thêm vào ao lượng nước có mật độ tảo ao từ các ao bên cạnh.
6. Nhiều chất lơ lửng làm ao tôm bị đục
- Mưa cũng làm xuất hiện các hạt keo lơ lững trong nước, nhất là ở vùng đất cát làm ao nuôi bị đục. Để loại bỏ các hạt này có thể cấp thêm nhiều nước vào ao và bón vôi với liều lượng 62-125kg/ha/ngày. Đồng thời giảm lượng thức ăn 20-50% vì chất tạo kết tủa trong nước có thể ảnh hưởng đến sức ăn của tôm.
Nuôi tôm trong mùa mưa có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên nếu xử lý đúng và kịp thời các vấn đề xảy ra cho ao nuôi vào mùa mưa sẽ mang lại thành công.