Khắc phục hiện tượng tôm kéo đàn như thế nào hiệu quả?

Thứ năm - 18/08/2016 11:09

Khắc phục hiện tượng tôm kéo đàn như thế nào hiệu quả? tôm kéo đàn do nguyên nhân gì, cần xử lý như thế nào khi gặp tình trạng tôm kéo đàn nhằm tránh thiệt hại cho vụ nuôi?

Hiện tượng tôm kéo đàn là gì?

- Trong quá trình nuôi tôm gặp phải hiện tượng tôm chạy thành đàn không chịu xuống đáy, nguyên nhân có thể do đáy ao bị lạnh hoặc do có khí độc trong ao. Nếu trong ao chỉ có 1 vùng đáy ao bị lạnh hoặc có khí độc thì tôm sẽ kéo nhau đến nơi không có khí độc tạo thành hiện tượng tôm kéo đàn.

Cách khắc phục hiện tượng tôm kéo đàn hiệu quả

- Khi tôm bị kéo đàn rất dễ bị nhiễm bệnh, nhiễm độc tố gan làm tôm chết đột ngột, rớt đáy và bị đốm trắng. Vì thế cần khắc phục ngay hiện tượng tôm kéo đàn xảy ra trong ao nuôi tôm.

- Tiến hành các biện pháp như xy phông đáy ao, quạt nước, đảo nước hoặc trộn nước bằng các máy đuôi tôm nhằm tăng hàm lượng Oxy hòa tan trong khu vực đáy ao từ đó giảm khí độc tích tụ đáy ao.

- Trường hợp xác định tôm nổi đầu do khí độc bà con có thể dùng sản phẩm NH-PRO YUCCA (Nước) như sau:

+ Cấp cứu tôm, cá bị ngộ độc khí độc, nổi đầu: 500ml/3.000m3 nước ao nuôi.

+ Trộn cho ăn: Đối với tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh: Dùng từ 2-3ml/kg thức ăn, ngày 1 lần. Cho ăn liên tục đến khi thu hoạch; Đối với cá: Dùng 1lit/25 tấn cá hoặc 1 lít pha với 6000-10.000 lít nước.

- Trường hợp do rong đáy ao gây ra bà con cần tiến hành tiêu diệt rong bằng men vi sinh ER 123 nhằm cải thiện chất lượng nước và làm sạch đáy ao nuôi.

Phòng ngừa tôm kéo đàn

* Một số chỉ tiêu chất lượng nước cần được đảm bảo để tôm không kéo đàn: 

+ Độ trong: Thích hợp từ 20-30 cm, nếu nước có màu đậm thì cần thay nước. Nước có độ trong sâu hơn thì cần bón vôi, bón phân gây màu nước.

+ pH: Thích hợp là từ 7,5-8,5. Trong trường hợp thấp hơn cần bón vôi để tăng pH, cao hơn thì cần thay nước.

+ Độ kiềm: Trên 80 mg/lít (không nên quá 200 mg/lít). Để đạt độ kiềm thích hợp cho tôm bằng cách thay nước, bón vôi sò,..

+ Quản lý khí độc: Cần chú ý nhiều ở những ao giàu đạm, ở giai đoạn một tháng tuổi vì giai đoạn này tôm chưa khuấy động nước nền đáy ao, khí độc không thể thoát ra ngoài. Khắc phục bằng cách xáo trộn nước, phun chế phẩm sinh học, hoặc áp dụng giải pháp sinh học “cá rô phi – tôm sú”.

* Quản lý thức ăn, khẩu phần ăn của tôm

- Kiểm tra thường xuyên tình hình tôm ăn nhiều hay ít, từ đó điều chỉnh cho phù hợp không làm dư thừa thức ăn tích tụ đáy ao.

- Trộn thêm Vitamin C40 vào khẩu phần ăn của tôm nhằm tăng cường đề kháng, giúp tôm chống chọi tốt với biến động của môi trường và bệnh hại.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công ty TNHH Nhật Hùng

GPDKKD số 1801092452 do Sở KH & ĐT Cần Thơ Cấp 09/12/2009

Địa Chỉ: Q34, KĐT Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Email: nhathungcompanyltd@gmail.com

ĐT: 02923.600.131 - 3.737.168 - FAX: 02923.737.167