Tại Hội thảo: “Ngành nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam: Xuất khẩu trên 6.500 tấn từ năm 2020” do Bộ NN&PTNT và VASEP phối hợp tổ chức ngày 3/8/2016, trong khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2016, bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài trình bày, giới thiệu Mô hình chuỗi cung ứng sò điệp bền vững. Mô hì nh này bắt đầu từ năm 2013 được triển khai ở khu vực Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận. Dự án này nhằm hỗ trợ ngư dân phục hồi và khai thác bền vững nguồn lợi sò điệp và nâng cao thu nhập bằng nguồn vốn quay vòng với 250 hộ ngư dân địa phương tham gia. 141 hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn vay với số tiền giải ngân là 1.41 tỷ đồng.
Sau 2 năm triển khai dự án đã có 22 triệu con giống được thả trực tiếp xuống biển. Vụ thu hoạch đầu tiên vào năm 2016, dự kiến đạt 400 tấn sò điệp. Tiền đánh giá chứng nhận MSC đạt85% điểm đồng thời sẵn sàng cho đợt đánh giá toàn diện cấp chứng chỉ. Tổng kinh phí dự án khoảng 8 tỷ đồng.
Quỹ thách thức các doanh nghiệp Việt Nam tài trợ 46% tổng ngân sách đầu tư dự án nhằm mục đích nâng cao lợi ích cho cộng đồng người thu nhập thấp và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Giai đoạn tiếp theo của dự án là nhằm phát triển bền vững hiện nay đang là một xu hướng toàn cầu đối với các ngành, đặc biệt là đối với ngành sản xuất thực phẩm. Mục tiêu của dự án là nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm sò điệp từ nguyên liệu cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Các giải pháp bao gồm: nhân rộng mô hình phát triển dự án bền vững dựa trên cơ sở cân bằng các yếu tố kinh tế và xã hội; sơ chế sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo thêm việc làm; lấy chứng chỉ ngành khai thác bền vững và truy xuất nguồn gốc cho ngành đánh bắt sò điệp.
Mô hình hợp tác dự án là hợp tác giữa các bên gồm: doanh ng hiệp, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và ngư dân địa phương. Hỗ trợ về: vốn, con giống, kỹ thuật nuôi, bao tiêu sản phẩm.
Giai đoạn tiếp theo của dự án từ năm 2016 đến năm 2018 với tổng số vốn là 30 tỷ đồng, trong đó 30% vốn đối ứng từ công ty và 70% là từ các tổ chức phi chính phủ. Các chỉ số chủ yếu của dự án đặt ra là xây dựng 1 nhà máy sơ chế ở khu vực dự án; Tạo mới 1.200 công việc cho người thu nhập thấp; Nhân rộng mô hình dự án bền vững ở các địa phương khác; Tăng thu nhập 17 – 28%; Đạt chứng nhận MSC cho ngành đánh bắt sò điệp tại địa phương.
Ngọc Thủy
Nguồn tin: vasep.com.vn