Phòng và "điều trị" bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng như thế nào?

Thứ hai - 08/08/2016 16:38

Bệnh đuôi đỏ hay hội chứng Taura (TSV) trên tôm thẻ chân trắng có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi, khả năng gây mất mùa cao vì thế phòng bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng là vấn để cấp thiết mà tất cả người nuôi phải thực hiện.

Hội chứng Taura (TSV) trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện lần đầu tiên tại Ecuador vào tháng 6 năm 1992. Đến tháng 2 năm 1993 bệnh trở nên bùng phát dữ dội, đã có nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn bệnh được tiến hành. Tuy nhiên bệnh vẫn xuất hiện ở hầu hết các nên nuôi tôm công nghiệp trên thế giới.

Tác nhân gây ra hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng

- Virus gây bênh Taura trên tôm thẻ chân trắng là Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae cấu trúc aixt nhân là ARN, virus hình cầu có 20 mặt, đường kính 30-32nm (hình 56). Hệ thống gen (genome) là một mạch RNA, chiều dài 10,2kb, cấu trúc capsid có 3 phần (55, 40 và 24 kD) và một đoạn polypeptide phụ (58kD). Virus ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi.

Dấu hiệu của hội chứng taura là gì?

- Dấu hiệu hội chứng Taura trên tôm tương tự như bệnh vi khuẩn. Bệnh dạng cấp tính đuôi tôm chuyển màu đỏ và bệnh mạn tính có nhiều đốm nhiễm melani do biều bì hoại tử. Tỷ lệ chết xuất hiện liên quan đến quá trình lột vỏ. Tuy nhiên nếu tôm sống lột vỏ được, chúng thường hồi phục sinh trưởng bình thường, mặc dù chúng có nhiễm liên tục virus. 

- Bệnh TSV có ba giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính được phân biệt rõ. Dấu hiệu lâm sàng thấy rõ nhất, khi tôm L. vannamei bị bệnh ở giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp là yếu lờ đờ (hấp hối), đuôi phồng chuyển màu đỏ và hoại tử, nên ngư dân nuôi tôm ở Ecuador gọi là bệnh “đỏ đuôi”. Khi quan sát kỹ ở biểu bì phần đuôi (telson, chân bơi, …) dưới kính hiển vi X10 thấy có dấu hiệu biểu bì hoại tử.

- Tôm ở giai đoạn cấp tính còn thấy dấu hiệu mềm vỏ, ruột không có thức ăn. Giai đoạn cấp tính ảnh hưởng đến sự lột vỏ của tôm. Nếu tôm lớn > 1 g/con khi bị bệnh chim có thể nhìn thấy tôm hôn mê ở ven bờ hoặc trên tầng mặt ao. Do đó có hàng trăm con chim biển kiếm ăn ở những ao tôm bị bệnh

- Mặc dù bệnh chỉ xảy ra ít ngày, dấu hiệu bệnh của tôm ở giai đoạn chuyển tiếp có thể chẩn đoán được. Trong giai đoạn chuyển tiếp có các đốm đen trên biểu bì, tôm có thể có hoặc không có dấu hiệu phồng đuôi và chuyển màu đỏ. Tiếp theo tôm chuyển sang giai đoạn mạn tính, virus ký sinh trong tổ chức lympho. Bệnh TSV có thể lan truyền bệnh theo chiều ngang hoặc có khả năng chuyền bệnh theo chiều đứng.

tom bi hoi chung taura

Tôm bị hội chứng Taura (TSV) ở giai đoạn chuyển tiếp

Phòng và "điều trị" bệnh taura trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh như thế nào?

- Để phòng bệnh Taura người nuôi cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về quản lý và xử lý môi trường nước trong ao nuôi tôm, đảm bảo nguồn nước cấp vào ao đã qua xử lý và lắng lọc không chứa mầm bệnh. 

- Việc chọn con giống rất quan trọng, vì giống chất lương, không mang mầm bệnh sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh. Các nhà khoa học cũng đã  nghiên cứu thành công việc sản xuất con giống tôm thẻ có khả năng kháng bệnh Taura ở Thái Lan và Hoa kỳ. Vì vậy con giống sẽ là mấu chốt phòng bệnh Taura trên tôm thẻ.

- Hiện tại chưa có bất kỳ 1 quy trình xử lý hay điều trị bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng khi tôm đã nhiễm bệnh và bắt đầu chết. Việc "điều trị" bệnh Taura chỉ góp phần kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại cho vụ nuôi. Phương pháp cơ bản là ngăn chặn không cho tôm lột xác bằng việc giảm thức ăn và duy trì pH > 8.0, liên tục sục khí và duy trì chất lượng nước tốt nhất có thể.

- Kiểm soát pH bằng cách bón vôi để duy trì pH > 8.0, nhất là sau khi mưa độ pH trong ao giảm xuống < 8.0 tôm sẽ lột xác và chết nhiều. Ngoài ra độ mặn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chết của tôm, khi độ mặn thấp thiếu khoáng chất cho quá trình lột xác của tôm. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất và chất kháng sinh để điều trị khi xảy ra bệnh trong ao nuôi.

- Hằng ngày cần phải dọn dẹp tôm chết khỏi ao để duy trì môi trường nước thật tốt, khi tôm ngừng chết 4-5 ngày thì nâng cao chất lượng thức ăn và thay nước cho ao nuôi. Tôm sau đó sẽ nhanh chóng phục hồi và có những vết sẹo trên lớp vỏ kitin và sẽ hết hoàn toàn sau vài lần lột xác.

phong tri benh taura tren tom the chan trang

Tôm phục hồi sau khi nhiễm bệnh

Hội chứng Taura (TSV) hay bệnh đuôi đỏ trên tôm thẻ chân trắng cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên nếu nắm rõ được cách kiểm soát dịch bệnh thì hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ tôm chết đến mức thấp nhất có thể. Ngoài ra việc nắm rõ quy trình nuôi tôm theo công nghệ sinh học cũng góp phần mang đến 1 vụ mùa thắng lợi cho người nuôi. Mời bà con tham khảo "Quy trình nuôi tôm theo công nghệ sinh học hiệu quả của Công ty TNHH Nhật Hùng".

 
 Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công ty TNHH Nhật Hùng

GPDKKD số 1801092452 do Sở KH & ĐT Cần Thơ Cấp 09/12/2009

Địa Chỉ: Q34, KĐT Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Email: nhathungcompanyltd@gmail.com

ĐT: 02923.600.131 - 3.737.168 - FAX: 02923.737.167