Bệnh tôm còi ( tôm không lớn ) rất nguy hiểm, khi mắc bệnh tôm thường giảm ăn, ít hoạt động, mang và cơ thể có nhiều sinh vật bám. Nguyên nhân được xác định là do tôm nhiễm virus MBV và HPV.
* Dấu hiệu tôm bị còi, không lớn
- Bệnh xuất hiện ở giai đoạn ZOEA 2, ấu trùng và Postlarvar bị bệnh sẽ giảm ăn, chậm phát triển, ruột giữa cho thấy một đường trắng dọc cơ thể.
- Khi ương tôm trong ao với mật độ cao bệnh có thể tăng và có triệu chứng mãn tính. Tôm có màu sẩm, mang đỏ hay đen, vỏ có nhiều sinh vật đơn bào và vi sinh bật bám. Gan tụy bị teo, có màu vàng, rất tanh, tôm chết dần sau 3-7 ngày từ 70-100%.
Tôm bị còi, không lớn
* Nguyên nhân gây ra bệnh tôm còi, cách chuẩn đoán bệnh
- Bệnh tôm còi xuất phát từ nguyên nhân chính là nhiễm Virus MBV (Monodon Baculovirus) và Virus HPV (Hepatopancreatie).
+ MBV có kích cỡ 75x300nm, có dạng hình que, cấu trúc acid nhân đôi DNA. MBV ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống của gan tụy và trước ruột giữa.
+ HPV có kích cỡ 22-24nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đơn DNA, HPV ký sinh ở gan tụy của tôm.
- Cách chuẩn đoán bệnh:
+ Chuẩn đoán virus MBV bằng cách quan sát mẫu tươi các bộ phận như gan tụy, ruột giữa, phân tôm dưới kính hiển vi quang học, kết quả cho thấy các thể ẩn virus hình cầu đơn lẻ hay hình chùm. Nhuộm Melachite Green với nồng độ 0,5%, trong vòng 5 phút đầu, thể ẩn của MBV ở tế bào gan tụy thường có hình cầu, bắt màu xanh. Các giọt dầu hay bộ phận khác của tế bào không bắt màu hoặc rất ít. Nhuộm Hemataxitin và Eosin, thể ẩn màu đỏ thẩm đồng đều, nhân tế bào xanh tím, tế bào chất màu hồng đến đỏ.
+ Chuẩn đoán HPV nhuộm Giemsa hay Hematoxinlin và Eosin gan tụy.
* Phương pháp xử lý và phòng bệnh
- Khi phát hiện bệnh tôm còi cần phải loại bỏ ngay các cá thể tôm bệnh bằng cách cắm chà nhỏ quanh ao trong 1-2 tháng nuôi đầu, tôm nhỏ yếu, bị bệnh sẽ bám vào chà, chỉ cần kiểm tra chà thường xuyên để loại tôm nhỏ ra khỏi ao, ngăn ngừa lây lan cho tôm khỏe.
- Sau 2 tháng nuôi, cặn bả thường tập trung ở giữa ao, tôm nhỏ yếu thường tập trung vào vùng dơ bẩn này, cần rải thức ăn cho tôm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích tôm hướng ra ngoài.
- Hiện tại chưa có thuốc hoặc hóa chất nào có thể chữa được bệnh tôm còi, việc chữa trị chỉ là điều cục bộ căn cứ vào triệu chứng để chữa trị kéo dài thời gian mà thôi. Vì thế phòng bệnh tôm còi cần được ưu tiên thực hiện trước vụ nuôi.
- Cách phòng bệnh tôm coi:
+ Chọn tôm giống chất lượng từ trại giống uy tín, giống khỏe mạnh không bị nhiễm virus MBV và HPV. Nên test PCR để kiểm tra sẽ chính xác hơn.
+ Chuẩn bị ao kỹ lưỡng, sên vét bùn đáy ao, diệt tạp, xử lý nước qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi, đảm bảo nguồn nước sạch, màu nước phù hợp và ổn định trước khi thả giống.
+ Duy trì môi trường nước ao ổn định, cân bằng các yếu tố độ kiềm, Oxy hòa tan,...giúp tôm khỏe mạnh, không bị sốc trong suốt vụ nuôi.
+ Thường xuyên sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất mùn bã, hữu cơ tích tụ đáy áo, làm sạch nước ao tránh virus có hại phát triển mạnh gây hại cho tôm.
+ Trộn men tiêu hóa ENZYME, vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm giúp tôm đề kháng tốt, đường ruột ổn định tiêu hóa thức ăn tốt.
+ Sử dụng men vi sinh có nguồn gốc từ Bacillus Spp để kiểm soát vi khuẩn đường ruột gây hại cho tôm. Kết hợp các loại thảo dược giải độc gan, bổ gan cho tôm như HEPATONIC.
Hiện nay nhiều bà con nuôi tôm đang áp dụng quy trình nuôi tôm theo công nghệ sinh học của Thủy Sản Nhật Hùng, cho kết quả tốt tôm ít bệnh, tăng trưởng nhanh. Chúng tôi rất ủng hộ quý bà con nuôi tôm theo quy trình sinh học để cung cấp nguồn tôm sạch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường tôm thế giới.
Bà con quan tâm có thể tham khảo Quy trình nuôi tôm theo công nghệ sinh học hiệu quả của Công ty TNHH Nhật Hùng
Kính chúc quý bà con phòng ngừa bệnh tôm còi hiệu quả và có vụ nuôi thắng lợi!