Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh

Thứ hai - 24/10/2016 10:49

Muốn nuôi tôm sú đạt lợi nhuận cao người nuôi cần nắm kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, vì khi nuôi thâm canh mật độ thả nuôi cao dịch bệnh dễ dàng bùng phát gây thiệt hại, mất mùa. Chính vì thế hiểu rõ tất cả các quy trình kỹ thuật để tuân theo trong suốt mùa vụ chính là chìa khóa thành công.

Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh

1. Thiết kế ao nuôi và chọn mùa vụ nuôi tôm sú

- Thiết kế ao nuôi diện tích từ 3.000 - 5.000 m2 để dễ dàng quản lý chăm sóc, ngoài ao nuôi cần thêm ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, ao lắng nên thiết kế khoảng 1.000m2.

- Thiết kế cống cấp thoát nước riêng biệt, cống cấp nước đặt ở góc hướng đầu gió, cống thoát đặt chéo góc với cống cấp nước ở cuối gió. Cống cấp thoát nên đặt sao cho dễ cấp nước và tháo cạn ao nuôi khi cần thiết thời gian không quá 6h.

- Vụ chính để nuôi tôm sú bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Vụ phụ mùa mưa nên hạn chế nuôi và chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá diêu hồng, cá rô phi,...

2. Cải tạo và xử lý ao nuôi tôm

- Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng, sên vét bùn đáy ao chỉ chừa 3-5cm bùn. Lắp các lỗ, hang hốc để ngăn cua còng, vật chủ trung gian mang mầm bệnh cho tôm. Xan phẳng đáy ao nuôi.

- Kiểm tra độ (pH) trong đất và nước khu vực ao nuôi, nếu pH từ 5.5 - 6 thì có thể bón vôi nung CaCO3 hoặc vôi sống CaO với liều lượng  7-10kg/100m2. Ao có nhiễm phèn 4.5-5 thì cần phải rửa ao nhiều lần, dùng vôi 15-20kg/100m2, phơi nắng 3-5 ngày trước khi cấp nước vào ao.

3. Gây màu nước thích hợp cho sự sinh trường và phát triển của tôm sú

- Lấy nước vào ao qua màn lưới lọc ngăn trứng cá tạp, địch hại lọt vào ao. Giữ mức nước ao ở mức 1.2 - 1.5m. Sau khi cấp nước không nên dùng thuốc diệt khuẩn để xử lý ngay, cần chờ 7-10 ngày để trứng các loại địch hại nở ra rồi tiến hành dùng Chlorine để xử lý, 5 ngày sau khi xử lý Chlorine có thể gây màu nước cho ao nuôi tôm. Nước có màu vàng vỏ đậu xanh thì có thể thả giống.

4. Cách chọn tôm sú gống

- Chọn giống kích cỡ từ 1.2 - 1.5cm, đồng đều, thân hình cân đối nhanh nhạy, màu sắc tươi sáng. Có thể dùng Fomaline khoảng 2-3cc cho vào 10 lít nước, rồi thả 100 tôm post vào, sau 2 giờ tỉ lệ chết không quá 5% có thể đánh giá giống tôm tốt.

- Nếu có thể nên test PCR để đánh giá tôm giống có nhiễm mầm bệnh nguy hiểm hay không, rồi mới quyết định thả nuôi.

5. Thả tôm giống vào ao

- Nếu nuôi bán thâm canh thì có thể thả với mật độ 20con/m2, thâm canh có thể thả mật độ 30con/m2.

- Thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, trời mát mẻ.

6. Quản lý thức ăn cho tôm sú

- Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên cho tôm ăn, có thể bổ sung cá biển hấp chín, lòng đò trứng gà luộc chín trong những ngày đầu. Khoảng 300-500g cá biển hấp, 5-10 lòng đỏ trứng, 200 - 300 sữa bột cho 100.000 post.

7. Chăm sóc và quản lý dịch bệnh trong quá trình nuôi

- Trong tháng nuôi đầu không nên thay nước ao nuôi, bắt đầu từ tháng thứ hay chỉ cần bổ sung thêm nước khi ao bị mất nước do bốc hơi. Nước được lấy từ ao lắng qua và đã được xử lý kỹ lưỡng.

- Từ tháng tháng thứ 2 trở về sau nên trộn vào khẩu phần ăn của tôm Vitamin C40, men tiêu hóa để tăng cường đề kháng, kích thích tôm ăn mạnh, tăng trọng nhanh.

- Có thể sử dụng chế phẩm sinh học để duy trì màu nước, xử lý đáy làm sạch nước hạn chế dịch bệnh giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Bà con có thể tham khảo quy trình nuôi tôm theo công nghệ sinh học với các sản phẩm của Thủy sản Nhật Hùng đã và đang mang lại thành công cho nhiều vùng nuôi.

thu hoach tom su

 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công ty TNHH Nhật Hùng

GPDKKD số 1801092452 do Sở KH & ĐT Cần Thơ Cấp 09/12/2009

Địa Chỉ: Q34, KĐT Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Email: nhathungcompanyltd@gmail.com

ĐT: 02923.600.131 - 3.737.168 - FAX: 02923.737.167