Dùng thuốc diệt khuẩn, sát trùng trong ao nuôi tôm sao cho an toàn là vấn đề cần phải được quan tâm vì nếu sử dụng không đúng loại hoặc liều lượng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của tôm nuôi.
Để có thể sử dụng đúng loại, đúng liều lượng người nuôi cần nắm rõ sự ảnh hưởng của các loại thuốc diệt khuẩn dưới đây:
- Chlorine: Dùng Chlorine khó gây màu nước, làm chết tảo, dùng lâu năm đáy ao bị trơ làm nghèo hệ vi khuẩn có lợi. Giảm tác dụng khi pH trong ao cao.
- Hóa chất tím (KMnO4): không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp, nên sử dụng lúc trời mát. Khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.
- Formalin: ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và da.
- Iodine: mất tác dụng khi pH trên 6, nếu dùng vượt quá mức cho phép sẽ làm ao thiếu ôxy khiến tôm nổi đầu, chết hàng loạt.
- BKC: Khi sử dụng gây tồn dư trong tôm làm giảm giá trị của tôm nuôi.
- GTA (Glutaraldehyde): rất độc với tôm cá
- TCCA (Tricholoroisocyanuric acid): Giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.
Sử dụng thuốc diệt khuẩn an toàn cho từng giai đoạn:
1. Giai đoạn chuẩn bị ao trước khi thả tôm
- Tron giai đoạn này người nuôi tôm thường sử dụng Iodine, KMnO4, Chlorine để sát trùng nguồn nước tiêu diệt các mầm bệnh, virus có khả năng gây hại cho tôm. các chất này cần được sử dụng từ 3 - 5 ngày trước khi thả giống để đảm bảo an toàn cho tôm. Trong thời gian xử lý này khi lượng thuốc diệt khuẩn phân hủy (thường 48 tiếng) thì tiến hành gây màu nước và cấy vi sinh rồi mới thả tôm.
2. Giai đoạn tôm còn nhỏ từ khi thả tôm đến 45 ngày.
- Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc diệt khuẩn phải hết sức cẩn thận, vì tôm vẫn còn nhỏ, sức đề kháng kém nên rất dễ bị sốc và chết.
- Tôm rất cần lượng thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này, tuy nhiên thuốc sát trùng có thể làm chết tảo, các sinh vật phù dù dẫn đến lượng thức ăn tự nhiên trong ao cho tôm bị giảm, làm tôm chậm phát triển.
- Chính vì vậy người nuôi phải hết sức cẩn thận và chỉ sử dụng chất diệt khuẩn trong trường hợp cấp thiết mà thôi.
3. Giai đoạn tôm từ 45 ngày đến khi thu hoạch
- Giai đoạn này tôm có sức chống chịu cao hơn với hóa chất sát trùng. Nhưng người nuôi vẫn cần cẩn thận với các hóa chất sát trùng Chlorine, KMnO4 và Idodine do tính diệt tảo và động vật phù du trong ao, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chết tôm đang yếu hoặc đang trị bệnh.
- Không nên sử dụng hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp khi các ao tôm xung quanh có dịch bệnh, môi trường ao dơ hoặc gần thu hoạch, nhất là lúc tôm yếu, bệnh.
- Ở giai đoạn cuối trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng Chlorine và BKC để xử lý, vì các chất này sẽ tồn dư trong tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm khi xuất khẩu.
Ảnh minh họa
Việc xử lý bệnh bằng thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm chỉ mang tính chất tạm thời vì mầm bệnh gây hại sẽ bùng phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi, chính vì thế người nuôi cần phải cấy vi sinh có lợi để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, giúp cân bằng và hạn chế tối đa dịch bệnh có thể xảy ra. Đây cũng là kỹ thuật được nhiều người nuôi áp dụng gần đây và mang lại hiệu quả cao.
Một số kinh nghiệm và cách dùng thuốc diệt khuẩn, sát trùng trong ao nuôi tôm gửi đến bà con nuôi tôm, kính chúc bà con có vụ mùa thắng lợi!
>>>> Tham khảo sản phẩm diệt khuẩn ao nuôi tôm cá NH-RAMOS của Thủy Sản Nhật Hùng