Bệnh phát sáng ở tôm hay hiện tượng phát sáng trong ao nuôi tôm tuy không gây thiệt hại nặng nề như các bệnh hại khác, tuy nhiên nếu xử lý không kịp thời có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của tôm nuôi.
Khi bị mắc bệnh tôm thường bơi lội mất định hướng, phản xạ chậm nên khả năng bắt mồi giảm, một số con dạt vào bờ. Quan sát vỏ và thân thấy màu cáu bẩn, cơ có màu đục, gan teo, ruột rỗng; trong bóng tối phát ánh sáng xanh. Các nguyên nhân gây phát sáng trên tôm đã được nghiên cứu và làm rõ bao gồm:
1. Hiện tượng phát sáng do hợp chất Phospho (lân) tích tụ đáy ao gây ra
- Ở những ao nuôi tôm có mật độ cao và cho ăn dư thừa thường xuyên rất dễ nhiểm bệnh, vì hàm lượng Phospho trong thức ăn có thể tích tụ đáy ao sẽ tạo ra hiện tượng phát sáng về đêm trong ao nuôi tôm, ngoài ra sự dư thừa lân trong ao nuôi còn kích thích các loại tảo độc, tảo phát sáng và vi khuẩn có hại phát triển mạnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
- Khi xác định nguyên nhân gây ra là Phospho bà con cần cắt giảm ngay lượng thức ăn dư thừa, tiến hành thay nước mới hoặc châm thêm nước ngọt để hạ bớt độ mặn xuống kết hợp với cấy vi sinh xử lý nước ENVI - ZYME để phân hủy các chất dư thừa làm sạch nước ao nuôi.
2. Hiện tượng phát sáng trong ao nuôi tôm do tảo roi
- Tảo roi thuộc nhóm tảo độc, khi chúng phát triển mạnh sẽ gây ra nhiêu tác hại cho ao nuôi tôm như: làm giảm Oxy hòa tang trong nước, tiết chất độc gây ức chế sự phát triển của tôm nuôi, làm các loài tảo có lợi khác không phát triển được. Khi tảo roi phát triển mạnh sẽ gây ra hiện tượng phát sáng trong ao nuôi.
- Nếu hiện tượng phát sang trong ao tôm do tảo roi bà con cần tháo bớt nước trong ao và cấp nước mới vào sau đó tiến hành xử lý tảo bằng men vi sinh ER 123 để cắt tảo, sau đó bà con dùng men vi sinh xử lý đáy BZ-BIO để làm sạch đáy và nước ao nuôi.
3. Bệnh phát sáng trên tôm do Vi khuẩn Vibrio Harveyi
- Vi khuẩn Vibrio Harveyi phát triển mạnh khi độ mặn tăng, chúng dễ dàng xâm nhập vào hệ thống gan tụy của tôm làm tôm bị suy yếu dễ mắc bệnh và chết. Biểu hiện: quan sát ban đêm có những điểm sáng di chuyển theo tôm, tôm chạy không định hướng. Kiểm tra tôm sẽ phát hiện trên tôm có những điểm sáng ở hậu môn, miệng, nếu bị nặng khu vực sáng sẽ rộng ra và lan quanh thành ruột, có điểm sáng xanh.
- Khi xác định nguyên nhân tôm bị phát sáng do vi khuẩn bà con cần phải diệt khuẩn ngay bằng sản phẩm BKC 80 kết hợp với bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần ăn của tôm thường xuyên (bà con có thể dùng Vitamin C40) để tăng cường đề kháng cho tôm.
Phòng bệnh tôm phát sáng như thế nào cho hiệu quả
- Để phòng bệnh tôm phát sáng bà con cần thực hiện:
+ Chọn lựa tôm giống chất lượng cao không mang mầm bệnh từ các nhà cung cấp giống tôm uy tín.
+ Tiến hành cải tạo ao nuôi thật kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật để loại bỏ các mầm bệnh gây hại trước khi thả tôm.
+ Thả nuôi với mật độ vừa phải và cho ăn theo khẩu phần thích hợp tránh dư thừa quá mức, đồng thời trộn vitamin để tăng đề kháng cho tôm nuôi.
+ Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý khi có hiện tượng phát sáng xảy ra.
+ Đảm bảo hàm lượng Oxy hòa tan từ 5 mg/l trở lên bằng cách tính toán và lắp đặt các dàn quạt khí có công suất phù hợp diện tích ao và mật độ tôm thả nuôi trong ao nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn phát sáng Vibrio Heveyi.
Chúc bà con phòng và trị bệnh phát sáng trên tôm hiệu quả!