Đối với người nuôi tôm thì bệnh đốm trắng chẳng xa lạ gì! đây là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể xóa sạch ao tôm nuôi trong vòng 3 ngày , việc kiểm soát bệnh đốm trắng rất khó khăn và nhiều thách thức. Tôm có thể vẫn khỏe mạnh ăn bình thường nhưng sau đó lại chết rất nhanh.
Tôm bị bệnh đốm trắng
Hãy cùng xem xét các vấn đề sau đây để hiểu rõ vì sau bệnh đốm trắng lại nguy hiểm và khó phòng ngừa:
1. Các trang trại nuôi tôm thâm canh không phải là môi trường tự nhiên: trong môi trường tự nhiên hoặc ao nuôi quảng canh tôm sống với mật độ thấp nên hầu như tôm không bị đốm trắng. Tuy nhiên ở những trang trại nuôi tôm thâm canh, mật độ thả nuôi cao tôm dễ bị stress, sự lây lan bệnh dễ dàng và nhanh chóng đó chính là điều kiện để bùng phát dịch bệnh đốm trắng.
2. Virus đốm trắng có thể ký sinh và phát triển trên nhiều vật chủ khác nhau lên đến hàng trăm loài: các loài sinh vật trong ao nuôi tôm có thể bị nhiễm virus đốm trắng, tuy nhiên một số loài không chết mà chỉ suy yếu, một số loài chết đi như cua, còng, giáp xác và tạo sự lây lan trong đàn cho các cá thể khỏe mạnh khác.
3. Virus đốm trắng có cấu trúc di truyền Plasmid: nhiều biến thể khác nhau của virus có thể gây bệnh và lây nhiễm trong một đợt dịch. Sự chọn lọc sẽ diễn ra để tiêu diệt các biến thể có khả năng gây chết vật chủ quá nhanh. Virus thường có xu hướng không tiêu diệt hoàn toàn vật chủ vì sự phát triển lâu dài của chúng.
4. Bệnh đốm trắng chưa có thuốc điều trị, người nuôi chỉ có thể phòng ngừa và giảm thiểu tối đa thiệt hại của dịch bệnh.
Bệnh đốm trắng có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong vụ nuôi và gây thiệt hại nặng nề, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết và phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu cải tạo ao, thả giống đến quản lý phòng ngừa dịch bệnh trong suốt vụ nuôi.