kinh nghiệm quản lý độ kiềm trong ao nuôi thủy sản

Thứ ba - 01/11/2016 15:42

Tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nhưng kiềm lại là yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố khác như pH, mật độ tảo,...quản lý độ kiềm trong ao nuôi thủy sản rất cần thiết góp phần cho sự thành công của vụ nuôi.

Độ kiềm là gì?

- Độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước, thể hiện tổng số các ion có tính Bazơ trong như như bicarbonat (HCO3-), carnonat (CO3-) và hydroxit (OH-).

- Trong nuôi tôm thẻ độ kiềm thích hợp ở mức 120 - 180mg CaCO3/l, tốm sú là 80 - 120mg CaCO3/l.

- Đối với các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc có nhiều hến, vẹm, nhuyễn thể 2 mãnh phát triển mạnh thì cần thường xuyên kiểm tra độ kiềm, tốt nhất nên kiểm tra hàng tuần để điều chỉnh độ kiềm cho phù hợp.

Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm thế nào?

1. Độ kiềm trong ao nuôi ở mức cao

- Mật độ tảo trong ao cao, quá trình quang hợp của chúng sẽ làm độ kiềm tăng nhanh (pH > 9)

- Độ kiềm cao (pH > 8.5) có thể ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải giảm độ kiềm.

- Cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi:

+ Thay nước 3 lần / tuần, khoảng 20-30% lượng nước trong ao.

+ Đánh vôi Dolomite vào ban đêm sau khi thay nước với liều lượng từ 30-50kg/ha hoặc rải đường mật 1-2kg/1000m3 để giảm pH.

+ Đối với ao nuôi không thể thay nước được thì cần hạn chế chạy quạt nước ban ngày, tiến hành xử lý tảo, sau 2 ngày cấy vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy xác tảo chết tụ đáy ao.

2. Độ kiềm trong ao ở mức thấp

- Nguyên nhân làm kiềm thấp:

+ Do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mãnh phát triển trong ao, chúng ăn tảo và hấp thụ muối carbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống rất thấp.

+ Do đáy ao nhiễm phèn, cần phải xử lý phèn trước rồi mới nâng kiềm.

+ Ao bị rong đáy, lablab không có rong nổi. Đối với ao này cần xử lý rong, lablab rồi mới nâng kiềm.

- Nâng độ kiềm trong ao nuôi:

+ Cần diệt ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mãnh. Bà con có thể sử dụng sản phẩm KA của Nhật Hùng, dùng KA trong ao có tôm trên 20 ngày với liều dùng: 1kg/2000 -3000 m3 ( Lưu ý không dùng chung với Saponin vì đang có tôm ).

+ Khi phát hiện rong đáy, lablab phát triển mạnh thì cần diệt rong, lablab ở đáy bằng NH-DRT, Diệt tảo 1 lít/10.000 m3 nước, pha 0,5 lít thuốc với 100 lít nước tạt đều xuống ao vào ban ngày. Có thể lặp lại sau 15-20 ngày khi cần thiết. Sau khi sử dụng NH-DRT nên dùng BZ-BIO vào các buổi tối để xử lý đáy ao và hấp thu khí độc do xác rong tảo chết phân hủy. Cần phòng bị sẵn các sản phẩm tạo Oxy để cấp cứu tôm nổi đầu vào các đêm sau khi dùng thuốc.

+ Sử dụng khoáng tạt SUPER BIO định kỳ theo chu kỳ lột xác của tôm để bổ sung khoáng kích thích tôm lột xác đồng đều, nhanh cứng vỏ, đồng thời hạn chế trường hợp tụt kiềm trở lại sau khi đã xử lý trước đó.

kiem tra ph

Kiểm tra pH trong ao thường xuyên - ảnh minh họa

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công ty TNHH Nhật Hùng

GPDKKD số 1801092452 do Sở KH & ĐT Cần Thơ Cấp 09/12/2009

Địa Chỉ: Q34, KĐT Hưng Phú, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Email: nhathungcompanyltd@gmail.com

ĐT: 02923.600.131 - 3.737.168 - FAX: 02923.737.167