Vibrio parahaemolyticus dễ dàng đeo bám trên các sinh vật phù du di chuyển theo dòng chảy, chúng chịu được độ mặn, pH và nhiệt độ môi trường. Có nhiều chủng có độc tố gây ra bệnh cho tôm, tuy nhiên cũng có những chủng không gây bệnh, đối với dòng vi khuẩn gây bệnh chúng khó tiêu diệt khi sử dụng các loại kháng sinh và các phương pháp điều trị thông thường bởi có khả năng hình thành màng bao sinh học (biofilm) giúp bảo vệ chúng an toàn.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống phổ biến tại khu vực cửa sông, một số ít tồn tại trong môi trường nước ngọt, đa số là không gây bệnh và vô hại khi ăn phải, tuy nhiên cũng có dòng vi khuẩn Vibrio gây bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi, điển hình là gây ra bệnh hoại tử gan tụy dẫn đến tôm chết sớm (EMS) gây mất mùa, thiệt hại nặng nề ảnh hưởng dài lâu đến các vụ mùa sau nếu không xử lý triệt để.
Vi khuẩn Vibrio có độc tính cao có thể giết chết tôm khi tiếp xúc với sự hiện diện rất ít của mầm bệnh hoặc khi tôm ăn phải một lượng nhỏ vi khuẩn. Chúng có khả năng bùng phát và lây lan nhanh chóng vì thế vấn đề kiểm soát, tiêu diệt loài vi khuẩn này gặp rất nhiều khó khăn.
Sự hình thành các màng bao sinh học bắt đầu khi vi khuẩn bám vào lớp kitin trên bề mặt dạ dày tôm. Sau đó, vi khuẩn tiết ra các chất hình thành nên một lớp "keo" giúp cho chúng gắn chặt vào bề mặt dạ dày tôm. Khi đã hình thành các màng bao sinh học chắc chắn trên dạ dày tôm, các vi khuẩn bắt đầu nhân lên, màng bao là hợp chất exopolysaccharides sẽ hình thành có tác dụng bảo vệ vi khuẩn với tác dụng của các loại kháng sinh, chất khử trùng, các chất chiết xuất từ thảo dược và các phương pháp điều trị khác, trong khi các hoạt động trao đổi chất ở tế bào của chúng vẫn diễn ra bình thường.
Đối với ao nuôi không tồn tại Vibrio parahaemolyticus thì đi đến một mùa vụ thành công, trong khi đó nhiều ao nuôi khác Vibrio parahaemolyticus mọc dày đặc thì thường thất bại.
Có tiêu diệt Vibrio parahaemolyticus hoàn toàn được không?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt được loại vi khuẩn này bởi đặc tính hình thành lớp màng bao sinh học (biofilm) chống lại tác dụng của các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy biện pháp ngăn ngừa và cải tạo ao nuôi tôm trước khi thả giống vẫn là biện pháp tối ưu được sử dụng hiện nay, ngoài ra cũng có thể sử dụng Men vi sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tạo nên sự cân bằng sinh học kết hợp tăng cường đề kháng cho tôm cá, giúp tôm cá khỏe miễn dịch tốt với bệnh hại.
Cần cải tạo ao kỹ trước khi thả giống, diệt khuẩn ao nuôi trước khi thả giống 7 ngày bằng BKC 80 với liều dùng 5-6kg/1000m3. Trước khi thả giống 2 ngày dùng men vi sinh siêu mạnh ENVI-ZYME 200g/1000m3. Trong quá trình nuôi không cần diệt khuẩn, thay vào đó là phương pháp dùng chế phẩm sinh hoc Envizyme. Trong 2 tháng đầu dùng men vi sinh để khống chế vibro parahaemolyticus 200g/2000m3.
Như vậy chỉ chúng ta chỉ có thể sử dụng phương pháp làm ức chế sự phát triển của Vibro, từ đó tạo nên cân bằng trong ao nuôi, giảm thiểu bệnh hại do loại vi khuẩn này gây nên.
Công ty Thuốc thủy sản Nhật Hùng chúc bà con có 1 vụ mùa bội thu!