Bệnh cong thân, đục cơ trên tôm thường xuất hiện ở giai đoạn tôm 20-30 ngày tuổi, các ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thiếu khoáng chất và mật độ thả nuôi dày thường dễ mắc bệnh. Đặc biệt là bệnh xuất hiện nhiều trên tôm thẻ chân trắng.
Bệnh cong thân, đục cơ trên tôm là gì?
- Bệnh cong thân, đục cơ là hiện tượng tôm nuôi bị co cơ, cơ bị đục làm tôm suy yếu chậm lớn, một số trường hợp bị chết dẫn đến hao hụt ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.
Tôm thẻ bị cong thân, đục cơ
Nguyên nhân gây bệnh cong thân, đục cơ trên tôm
- Do ao nuôi có độ trong cao, độ mặn thấp, nghèo dinh dưỡng và thiếu khoáng.
- Do thả nuôi với mật độ cao, thức ăn kém chất lượng, thiếu dinh dưỡng.
- Do môi trường thay đổi đột ngột nắng mưa xen kẽ làm tôm bị sốc nhiệt dễ mắc bệnh cong thân, đục cơ.
- Một số trường hợp tôm bị đục cơ là do virus, tôm có dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân, tỉ lệ chết có thể lên đến 40 - 60%. Ngoài ra 1 số nghiên cứu đã kết luận bệnh đục cơ có thể là do vi bào tử trùng gây nên.
Biện pháp phòng bệnh cong thân, đục cơ cho tôm nuôi
- Khi phát hiện tôm nuôi bị cong thân, đục cơ do thiếu khoáng chất thì người nuôi có thể sử dụng sản phẩm SUPER PLANKTON 5kg/1000m3 nước + PREMIX USA 5kg/1000m3 nước tạt liên tục trong 2-3 đêm. Kết hợp với trộn cho ăn sản phẩm BEST MINERAL 10ml/1kg thức ăn + S-100 SUPER 10ml/1kg thức ăn liên tục trong 3 ngày.
- Sau khi thả giống liên tục bổ sung khoáng PREMIX USA 3-5kg/1000m3 định kỳ: ngày thứ 10, 15, 20, 25, 30, sau ngày 30 cứ định kỳ 5 ngày lại bổ sung khoáng vào ao nuôi cho đến khi thu hoạch.
- Để phòng bệnh do virus và vi bào tử trùng gây ra cần phòng ngừa từ lúc chọn con giống chất lượng sạch bệnh, chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng và xử lý nước định kỳ, tránh dư thừa thức ăn, trong quá trình nuôi quản lý các yếu tố môi trường luôn nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định.
Thuốc thủy sản Nhật Hùng chúc quý bà con phòng bệnh cong thân, đục cơ cho tôm nuôi hiệu quả và có vụ nuôi thắng lợi!